Ngư dân khốn đốn vì cá rớt giá liên tục

Những ngày này, tại vũng neo trú tàu thuyền Lý Sơn (Quảng Ngãi), nhiều tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân phải nằm bờ bởi thu nhập cho mỗi chuyến ra khơi chỉ hòa vốn, thậm chí thua lỗ.

tàu cá Lý Sơn
Nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) nằm bờ vì liên tục thua lỗ. Ảnh: PM

Ngư dân Nguyễn Ngọc Khánh, chủ tàu cá ở thôn Đông, xã An Vĩnh, cho biết từ đầu năm đến nay tàu của ông ra khơi được bốn chuyến nhưng chuyến biển vừa rồi thua lỗ nặng, cá liên tục rớt giá, ông đành cho tàu nằm bờ. “Trung bình mỗi chuyến biển tại Hoàng Sa, tàu của tôi khai thác được 15-17 tấn cá. Với giá bán trên 40.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi khoảng 100 triệu đồng. Nay giá cá chỉ dao động 32.000-35.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi lao động chỉ thu nhập 1-2 triệu đồng/chuyến, trong khi thời gian bám biển 20-25 ngày/chuyến” - ông Khánh bày tỏ. Theo ông Khánh, hiện nay giá cá giảm 20%-30% so với cùng kỳ các năm trước. Có loại giảm tới 30%-40% so với những phiên biển trước. Đơn cử như cá đỏ (chàm mắt đỏ) giá đầu năm trên 45.000 đồng/kg nay chỉ còn 30.000 đồng/kg.

Còn ngư dân Dương Minh Thạnh ở thôn Tây, xã An Hải, chủ tàu cá QNg 96059 TS, chia sẻ vài phiên biển trước mỗi lao động được chia 5-7 triệu đồng sau mỗi chuyến ra biển. Hơn một tháng nay giá cá liên tục rớt, tàu cập bờ chỉ mong huề vốn. “Mỗi chuyến ra khơi thường kéo dài cả tháng, đánh bắt được khoảng 13 tấn cá các loại. Nếu như trước đây, với sản lượng hải sản trên, tôi sẽ thu được gần 500 triệu đồng. Còn bây giờ chỉ bán được gần 300 triệu đồng nên chỉ đủ trang trải mọi chi phí, không còn tiền chia cho bạn chài” - ông Thạnh nói.

Với đội tàu công suất lớn chuyên khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa, đây là nghề kiếm sống của hàng ngàn ngư dân trên đảo, nay giá cả liên tục rớt khiến nhiều ngư dân không còn yên tâm với nghề của mình bởi thu nhập không ổn định.

Hiện nay, cùng với nỗi lo về giá cả ngư cụ, nhiên liệu tăng cao, ngư dân cũng rất bức xúc trước tình trạng bị thương lái ép giá. Chuyện bị tư thương thao túng thị trường, tự đặt giá thu mua đã khiến nhiều ngư dân lâm vào cảnh trớ trêu, bán thì thua lỗ mà để thì cá hư nên vừa cập bờ chủ tàu nào cũng muốn bán để trang trải cho chuyến biển dù biết là lỗ.

Plo, 01/09/2015
Đăng ngày 01/09/2015
Phạm Mịnh
Kinh tế

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 00:04 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 00:04 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 00:04 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 00:04 28/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 00:04 28/04/2024